20/11/11

Chào mừng bạn đến Sài Gòn-TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích: 2.098,7 km²
Dân số: 7.123.340 người (1/4/2009)
Các quận, huyện:
- Quận Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú.- Huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm.
 

Điu kin t nhiên
Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10º22'13" – 11º22'17" vĩ độ Bắc và 106º01'25" – 107º01'10" kinh độ Đông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình Dương, phía đông giáp Đồng Nai, phía nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía tây giáp Long An.

Thổ nhưỡng: Đất của thành phố chủ yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập nên

                       UBND thành phố Hồ Chí Minh                              Bảo tàng Hồ Chí Minh


Sông ngòi: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà đoạn chảy qua thành phố dài 106km. Hệ thống đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cam-pu-chia đều thuận lợi. Thành phố có 15km bờ biển.

Khí hậu:  hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55ºC, không có mùa đông.

Tim năng phát trin du lch
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
                               Chùa Vĩnh Nghiêm                            Nhà thờ lớn Hồ Chí Minh

Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.  

Giao thông
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.
                                Chợ Bến Thành                                 Khu du lịch Vàm Sát
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh. 

Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 70km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km, Buôn Ma Thuột 375km.




















18 thôn vườn trầu
Vị trí: Mười tám Thôn vườn trầu thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, ngoại vi Tp. Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chưa đầy 10km.
Ðặc điểm:Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu.
 

Thời ấy Mười tám Thôn vườn trầu lắm thú dữ, cảnh trí hoang sơn, cỏ cây rậm rạp. Nhắc tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm, "ông ba mươi" đi trên đường làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá, bởi vậy mới có câu truyền miệng "dữ như hổ Mười tám Thôn vườn trầu". Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu. Nghề nuôi ngựa, nuôi gà chọi cũng là một trong những nghề nổi tiếng ở đây. Buổi đầu Pháp xâm chiếm Nam Bộ, giữa tết năm Ất Dậu (1885), nhân dân Mười tám Thôn vườn trầu đã nổi dậy, khởi nghĩa giết đốc phủ Ca, một tên tay sai gian ác, rồi kéo quân vào Sài Gòn....

Năm 1930 khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ra đời thì Mười tám Thôn vườn trầu được chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo của Ðảng, nơi cất dấu tài liệu bí mật của Ðảng. Trong khoảng thời gian năm 1930 đến 1940, bà con Mười tám Thôn vườn trầu đã bảo vệ, che dấu, nuôi nấng nhiều chiến sĩ cộng sản, nhiều người con ưu tú của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn...Tin vào dân, dựa vào dân, Trung ương Ðảng đã tổ chức ở đây ba cuộc họp quan trọng. Tháng 3 năm 1937 Trung ương Ðảng họp hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình, bàn chủ trương biện pháp cụ thể, nhất là công tác mặt trận và công tác đấu tranh hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại ấp Tiến Lâm.

Cũng tại ấp này, tháng 3 năm 1938, Trung ương Ðảng họp hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết điểm về các mặt công tác: xây dựng Ðảng, tổ chức quần chúng, xây dựng mặt trận. Và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy thắng lợi đã giành được, đưa phong trào đấu tranh dân chủ lên một bước nữa. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 6 khai mạc tại ấp Tây Bắc Lân - Mười tám Thôn vườn trầu với sự tham gia của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư), Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Võ Văn Tần... Hội nghị đã bàn toàn diện các chủ trương của Ðảng trong tình hình mới. Ðêm 23 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa kỳ bùng nổ. Cả một vùng rộng lớn nông thôn Nam Bộ rung chuyển trước sức nổi dậy, tiến công của quần chúng cách mạng. Ngày đó, bà con Mười tám Thôn vườn trầu tự vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của thực dân Pháp. Do điều kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Thực dân Pháp dựng trường bắn ngay tại thị trấn Hóc Môn - chỗ ngã ba Giồng. Tại đây, những người con ưu tú của dân tộc, những cán bộ xuất sắc của Ðảng: Nguyễn văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai... đã ngã xuống.

Ngày nay Hóc Môn vẫn còn những di tích lịch sử ghi dấu những giai đoạn lịch sử anh hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân dân Nam Bộ đấu tranh anh dũng kiên cường với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ dành độc lập. Như: "Bia căm thù" ở Cầu Xáng, khu di tích.



Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi
Vị trí:Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ Chi
Ðặc điểm: Ðền được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Pháp và Mỹ.
 

Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ Chi năm xưa đánh Mỹ và ngay giữa lòng "tam giác sắt" một thời rền vang bom đạn, ngày nay, sau 20 năm giải phóng thành phố và thống nhất đất nước, đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên công trình: ĐỀN TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC - CỦ CHI, là một công trình dành cho thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào.

Ðền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi là một công trình tập hợp những đóng góp vật chất và trí tuệ của đồng bào, của lãnh đạo Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các bậc lãnh đạo trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân ... Mỗi người đóng góp bằng sự nhiệt tình của trái tim cháy bỏng, của đạo lý và trí tuệ trong sáng nhất để làm nên một quần thể kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.

Ðền được xây dựng trên một vùng đất rộng 7 ha, khởi công vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 19/12/1995, đền tưởng niệm khánh thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón lớp lớp những đoàn người trong nước và nước ngoài đến tưởng niệm, và trầm ngâm về một lẽ sống còn đã làm nên hồn thiêng dân tộc.

Ðền tưởng niệm được các nhà kiến trúc, những nhà xây dựng và những người tâm huyết tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, thoáng đãng, mang bản sắc văn hóa Việt một cách tinh tế, dịu dàng như tâm hồn dân tộc Việt.

Ðền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược gồm có các hạng mục:

Cổng tam quan: Cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình lành nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề "Ðền Bến Dược" và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Ðịnh Giang:

Trải tấm lòng son vì đất nước,
Ðem dòng máu đỏ giữ quê hương."
" Lòng biết công ơn nhang thơm một nén,
Ðời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm."

Nhà văn bia: Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ một khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn, Tp. Ðà Nẵng và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc. Bài văn được khắc vào bia đá với tựa đề "đời đời ghi nhớ" của nhà thơ Viễn Phương, được chọn trong một cuộc thi có 217 bài ở 29 tỉnh, thành phố. Bài văn bia thật sự là một áng hùng văn bất hủ, vừa thể hiện hào khí ngất trời của dân tộc ta, vừa nói lên cái tâm nhân hậu của dân tộc, cái hùng " bạt núi, san đèo" của nhân dân, cái nghĩa tình cao cả, đằm thắm của biết bao đồng chí, đồng bào đã không quản ngại gian khổ, hy sinh để làm nên những trang lịch sử vẻ vang, chói lọi.

Ðền chính: Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của ViệtNam, vừa tôn nghiêm, vừa tĩnh mịch. Ðiện thờ bố trí theo hình chữ U: Trung tâm là bàn thờ Tổ Quốc, chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình. Tổ quốc ghi công. Ðời đời ghi nhớ. Tả, hữu là hai hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Dọc theo các bậc tường bên trái là tên liệt sĩ khối dân chính đảng, các bậc tường bên phải là tên liệt sĩ lực lượng võ trang.

Tên liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Có 44.357 liệt sĩ được ghi tên trong đền, gồm Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng, liệt sĩ, trong đó có 9.322 liệt sĩ là con em của 40 tỉnh, thành phố khác. Hằng ngày, có nhiều lượt người đến tìm tên của thân nhân và đồng đội, đã nghẹn ngào, xúc động vì đã tìm thấy được tên, biết được nơi an táng và những chi tiết khác của liệt sĩ do ban quản lý cung cấp.

Chúng ta vừa xúc động vừa tự hào về những con người ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền. Từ nay hương hồn của các liệt sĩ sẽ được ấm áp, thanh thản bởi hằng ngày có biết bao nhiêu người đến dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do hạnh phúc của dân tộc!

Tháp: Thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng, cao 39m. Trên vách tháp có nhiều văn hoa, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi "đất thép thành đồng". Đứng trên tầng cao của tháp, chúng ta có thể ngắm nhìn một phần của vùng căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử: vùng "tam giác sắc".

Hoa viên: Từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá, nay đền đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp, hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ nhân và các nơi gởi tặng. Ðặc biệt, các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở đây.

Ðịa đạo Củ Chi
Vị trí: Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc.
Ðặc điểm: Ðịa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất.
 

Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn.


Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của "vùng đất thép" và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi - mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Cũng từ địa đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành "khu tự do hủy diệt" đã bị đập tan. Củ Chi thật xứng danh "đất thép thành đồng" qua 20 năm bền bỉ chiến đấu.


Ðiều thú vị nữa khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên đều ăn mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những búi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống trong sự thật của Củ Chi thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến rõ nét hơn khi đĩa sắn luộc, bát muối vừng được đưa mời khách du lịch. Những ly rượu bé xíu, trong vắt và nồng nàn được gọi đùa là nước mắt quê hương bên đĩa rau mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ. Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp. Rau mốp là lương thực chính của quân dân Củ Chi ngày trước, còn giờ đây đang là đặc sản.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCM)
Vị trí: Số 1 Nguyễn Tất Thành, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc điểm: Bến Nhà Rồng hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm bên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5/6/1911, ngưởi thanh niên Nguyễn Tất Thành mà sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu "Ðô đốc Latouche Tréville" ra đi tìm đường cứu nước.
 

Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Pharitimes) xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tầu đầu tiên rời bến Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862.


Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà Rồng là "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Ngoài ra, tại đây thường tổ chức những cuộc vui lớn, biểu diễn nghệ thuật, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức lễ kết nạp Ðảng, kết nạp Ðoàn viên...

Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Vị trí:  28 Võ Văn Tần, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Đặc điểm:  Ðược thành lập tháng 9-1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy.
     
 

Bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại miền Bắc.



Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Ðảo. Có các phòng trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực địch.

Bên ngoài, bảo tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá dân tộc Việt Nam, phòng rối nước Việt Nam. Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu lượt người xem, trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất vẫn là các du khách người Mỹ.


Khu du lịch Suối Tiên
Vị trí: Xa lộ Hà Nội, phường Tân Phú, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.Ðiện thoại: (84-4) 8. 896 0260/ 896 4706
Ðặc điểm:Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, được xây dựng cải tạo với mục đích kết hợp du lịch với giáo dục văn hoá lịch sử, nguồn cội dân tộc. Là một vùng đất đồi hình chữ S, rộng 200.000m2, chính giữa có dòng suối với nhiều mạch nước ngầm uốn lượn chảy xuyên qua suốt chiều dài 2.000m.
 

Suối Tiên gồm 12 khu vực chính, vốn đầu tư 50 tỷ đồng. Hàng năm Suối Tiên đón từ 1,5 - 2 triệu lượt khách đến tham quan. Nét độc đáo của Suối Tiên là tính chất lịch sử, huyền thoại, các cụm mô hình ở đây được lấy ý tưởng từ các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông. Với mơ ước về sự thái bình, an khang thịnh vượng, những nhà thiết kế xây dựng Suối Tiên thành 4 vùng đất theo truyền thuyết về tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng, mỗi vùng đất ứng với 1 hành trong ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa lấy thổ làm trung tâm. Vẻ đẹp nên thơ kết hợp hài hòa, khéo léo giữa thiên nhiên và nhân tạo, giữa kiến trúc cổ và kiến trúc hiện đại, không khí trong lành nơi đây đã khiến cho Suối Tiên thực sự trở thành khu nghỉ ngơi, giải trí hấp dẩn của người dân thành phố cũng như của du khách từ xa đến.


Kim Long ThổLà thế giới của huyền thoại và truyện cổ tích. Qua Cầu Tứ Linh du khách gặp ngay Rồng khổng lồ dài 400m. Thủy cung ngầm trong lòng đất trưng bày hơn 500 loài sinh vật biển với đủ loại màu sắc sống động. Theo bụng Rồng đưa du khách đến Long Quy ẩn thủy gợi nhớ huyền tích rùa vàng dâng kiếm báu cho vua Lê. Ðuôi Rồng là Ðồi Âu Lạc - nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, Long Quân và Âu Cơ lấy nhau và sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con, niềm tự hào dòng dõi con Rồng cháu Tiên của Người Việt. Sau đó du khách sẽ được đến Ðảo Thiên nơi tưởng niệm Tổ tiên cùng các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Lên Ðảo Long Hoa thấy Quần Tiên hội tụ, ở đây còn có sự tích Hội nghị Diên Hồng đời Trần, Qua cầu "Ô Thước" du khách sẽ đến Ðảo Tiên - nơi gặp gỡ của đôi vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ.

Mộc Lân Thổ
Mộc Lân Thổ là một vùng đất nằm gần cổng chính, hướng bắc. Qua Cổng Thần Tiên du khách như bước vào một khu rừng nguyên sinh hùng vĩ, nằm cạnh bờ suối là những Cầu Kiều, Giếng Tiên, Hang Tiền Sử, Thác nước Chín dòng, Ðền thờ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát.

Một thế giới hoang sơ thu nhỏ, đến đây ta sẽ có được những phút giây cực kỳ sảng khoái, thanh thản. Cạnh bên là sân khấu Ếch thần, biểu hiện của sự may mắn, du khách có thể ghé qua đây để thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc sau đó vào chơi Sân Patin với những đường băng uốn lượn trong vườn cây rợp bóng mát.

Thủy Quy ThổThủy Quy Thổ là một vùng đồng bằng rộng lớn với bạt ngàn rừng nhãn, nơi đây là địa điểm lý thú cho các cuộc picnic, cắm trại, sinh hoạt dã ngoại...

Hỏa Phụng Thổ
Vùng đất mang tên Hỏa Phụng Thổ bạt ngàn với những hàng dương, những thảm cỏ xanh. Nơi đây còn trưng bày hàng trăm loài thú quí hiếm làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sống động hơn. Xa xa là Tượng Phật Thích Ca tịnh tọa dưới cội bồ đề cao 20m. Ði thêm một chút là Sơn Cung, những danh lam thắng cảnh của đất nước như: Ðèo Hải Vân, Vịnh Hạ Long, Hòn Phụ Tử, các hình tượng trong truyền thuyết dân gian tại các hang động... đều được tái hiện lại ở đây.


Các trò chơi
Không chỉ có những cụm mô hình gợi nhớ truyền thống dân tộc, Suối Tiên còn hấp dẫn với những trò chơi phong phú và hiện đại, từ những trò chơi thiếu nhi như nhà banh, thú nhún, ngựa gỗ, xe điện, xe lửa... đến các trò chơi mới lạ, phiêu lưu, mạo hiểm, ngoạn mục nhưng an toàn tuyệt đối như: Xe đạp trên không đưa du khách tham quan "Trại sấu" từ trên cao nhìn xuống với trên 1.500 con cá sấu; Với trò chơi Ðu quay đứng du khách sẽ được nhìn toàn cảnh Suối Tiên từ độ cao 30m; Và sẽ không có gì thích thú hơn khi bay vào không gian bằng chiếc Boeing tự điều khiển ở độ cao 9m.

Khu Du lịch Sinh thái Vàm Sát
Vị trí :  Xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ, TP.HCM
Diện thoại: (84-8) 38876169/ 38894008
Đặc điểm: Nằm giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát, Lòng Tàu, Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Vàm Sát mang trong mình những khoảng rừng đẹp nhất của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM...
 
 

Lịch sử của vùng đất này đã từng trải qua thời kỳ hoang hoá do ảnh hưởng của chất độc hoá học trong chiến tranh. Nhờ bàn tay con người, rừng đã dần hồi sinh và được trả về dáng vẻ uy nghiêm và sự rộng lớn vốn có trước đây. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý thuộc vào loại tốt nhất ở Việt Nam và thế giới. Với tổng diện tích 75.740 ha, rừng Cần Giờ là một quần thể động thực vật đa dạng, rất lý tưởng cho mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cho du khách.
Kể từ khi thành lập vào năm 2000, Khu du lịch Sinh thái Vàm Sát đã xây dựng các điểm tham quan dựa trên môi trường tự nhiên sẳn có. Đầm Dơi là một trong những điểm tham quan thu hút sự quan tâm của du khách. Phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Đi sâu vào bên trong khu đầm, du khách sẽ bắt gặp lũ dơi quạ treo mình ẩn bên trong tán lá những ngọn đước cao. Dơi là loài khá nhạy cảm với môi trường. Chỉ nơi nào thật sự an toàn chúng mới đến cư ngụ. Thú tiêu khiển thú vị nhất ở Đầm Dơi chính là trò câu cua. Những con cua to càng chắc nịch sẽ giúp cho bữa ăn trưa của bạn ngon miệng hơn.

Thuyền máy sẽ tiếp tục đưa du khách đến điểm tham quan tiếp theo. Khu du lịch Vàm Sát có một trại cá sấu đang nuôi khoảng 40 con. Du khách đến đây để tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của chúng. Nơi đây cũng có một trò chơi khá ấn tượng: “Du thuyền câu cá sấu”. Thuyền câu là một chiếc xuồng đặc biệt bằng chất liệu composit có các khoang không khí giữ thăng bằng, bao bọc lưới B40 xung quanh. Người câu chỉ việc “thả mồi” và chờ chúng…táp.

Tàu đưa du khách đến khu trung tâm để ăn trưa và nghỉ ngơi. Trong khi chờ buổi cơm trưa , bạn nên ghé qua thư giãn tại một hồ bơi độc đáo. Nếu bạn không biết bơi thì tại đây bạn bỗng có khả năng … nổi lềnh bềnh, có muốn chìm cũng chẳng được. Lý do là vì độ mặn trong hồ khá cao 30% - gấp 10 lần của nước biển nên khối lượng riêng của cơ thể con người sẽ nhỏ hơn của nước trong hồ, thế là bạn tự nhiên nổi. Bạn có thể bơi theo mọi kiểu mình thích, thậm chí có thể vừa bơi vừa đọc báo nữa.
Sau khi thư giãn, bạn sẽ dùng cơm trưa tại nhà hàng Vàm Sát. Những món ăn chủ yếu được làm từ sản vật sẳn có tại đây như tôm, cua, cá, sò, ốc… Hoặc nếu có nhu cầu, bạn có thể làm thêm món cá thòi lòi béo ngậy… Sau đó khách sẽ yên vị trên những chiếc võng đón làn gió mát rượi từ sông thổi lên.
Do Khu du lịch Sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, việc tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường luôn được đưa lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển. Mọi hoạt động của Vàm Sát luôn theo sát ý kiến của các chuyên gia, các nhà sinh vật học để không làm hỏng môi trường tự nhiên.

Nhờ vào chiến lược đó, Vàm Sát đã xây dựng thành công một sân chim tự nhiên với diện tích hơn 100 ha. Dõi ống nhòm từ đài quan sát, bạn có thể thấy lũ chim đang đậu trên cành, chốc chốc lại vỗ đôi cánh trắng bay lên như thể đang làm duyên với du khách. Mùa hè là mùa chim làm tổ, đẻ trứng và chăm sóc chim non. Du khách có thể đi thuyền điện tham quan, hoặc nếu thích thì băng đồng vào thám hiểm. Cả cánh rừng chà là rộng 100 ha là lãnh địa của chúng. Len lỏi qua những bụi chà là gay góc, du khách sẽ thấy các tổ chim, có ổ còn trứng, có ổ đã nở thành chim non trông thật sinh động. Khi nắng chiều dần tắt, những con bay đi kiếm ăn lũ lượt vỗ cánh trở về, dệt nên một bức tranh thiên nhiên đẹp lộng lẫy.

Đ
ể phát triển thêm sân chim, những người bảo vệ rừng đang dùng phương pháp dẫn dụ bằng thức ăn để lôi kéo những bầy đàn khác về, trong đó có cả những loài chim có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Ngoài sân chim, Vàm Sát cũng còn có khu bảo tồn động vật hoang dã như nai, heo rừng, trăn, rắn, kỳ đà…nhằm giúp du khách hiểu thêm về lịch sử của vùng đất này.

Hệ thống đập nuôi trồng thủy sản ở khu vực Vàm Sát được xem là hoàn chỉnh và có hiệu quả nhất của cả huyện Cần Giờ, giúp cho những người giữ rừng nơi đây vừa trồng rừng, vừa chủ động được nguồn nước để nuôi thủy sản quanh năm. Do nguồn thức ăn dồi dào nên chim cò về nhiều, vì vậy sân chim phát triển được là điều dễ hiểu; Nguồn lợi của người dân gắn liền với nguồn lợi khai thác thuỷ sản và bảo vệ rừng nên việc bảo vệ môi trường là việc cần làm để bảo tồn hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm này.
N
hờ những thành quả đó, tháng 7/2003, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã công nhận Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Vàm Sát là một trong 2 khu du lịch sinh thái phát triển bền của thế giới tại Việt Nam. Riêng khu vực sân chim và Đầm Dơi của Vàm Sát cũng đã được UBND thành phố phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển, tạo nơi tham quan học tập, nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố, du khách trong và ngoài nước.
Du lịch đến Vàm Sát bằng thuyền buồm:
Đến Vàm Sát bằng thuyền buồm là một hình thức du lịch mới đầy hấp dẫn và thú vị đối với khách du lịch. Hành trình chuyến đi bắt đầu tại bến Bạch Đằng vào lúc sáng sớm khi dường như thành phố còn chưa thức giấc. Quý khách sẽ được tận hưởng một không khí thật trong lành, khoan khoái với gió sông và thỏa chí ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hai bên bờ. Trên du thuyền quý khách sẽ được phục vụ ăn uống và tận hưởng cảm giác an lành. Và một điều hết sức thú vị đó là khi tham gia tour du lịch Khu sinh thái Vàm Sát quý vị sẽ được ngắm nhìn cảnh bình minh và hoàng hôn thật tuyệt diệu của thành phố trên thuyền buồm.
Văn phòng đại diện:
Địa chỉ: 03 Hòa Bình, Phường 03, Quận 11, Tp. Hồ Chí MinhĐiện thoại: 3963 2760 – Fax: 3963 2751.
 
Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát
Địa chỉXã Lý Nhơn huyện Cần Giờ, TP.HCM
Điện thoại: (84-8) 38876169/ 38894008



Chợ Bến Thành
Vị trí: Nằm ở trung tâm thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc điểm: Chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế khi đến tham quan du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
 

Trước khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn năm 1859, có một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Từ xuất xứ ấy mà chợ đã mang tên ghép là Bến Thành. Chợ được xây bằng gạch, khung gỗ, lợp tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần. Năm 1911, chợ cũ bị phá đi, chợ mới được xây khang trang rộng rãi hơn và hoàn thành vào tháng 3/1914.

Sau năm 1975, chợ Bến Thành lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước. Năm 1985, chợ Bến Thành được sửa chữa lại toàn bộ bên trong, bên ngoài, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Hình ảnh chợ Bến Thành với tháp đồng hồ thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Giờ đây chợ Bến Thành là một trung tâm buôn bán lớn không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét